Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới
Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm những gì?

  • Tác giả: Huyền Trân

  • 29-03-2021 14:12

Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm những gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 41 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm:

1. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới:

- Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng. lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá hóa chất mới;

- Hồ sơ đăng ký hóa chất mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hóa chất mới gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);

- Trường hợp hóa chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hóa chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu hóa chất mới gửi hồ sơ đăng ký gồm:

+ Đơn đăng ký hóa chất mới;

+ Báo cáo tóm tắt đánh giá hóa chất kèm theo mã số CAS hoặc số UN của hóa chất mới ở hai danh mục hóa chất nước ngoài;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp hồ sơ, tài liệu quy định tại điiểm b, c khoản này đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong thời gian ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc.

            2. Tổ chức đánh giá hóa chất mới:

- Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ công Thương chỉ định;

- Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hóa chất, thông tin để xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm.

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 19-02-2021 09:29

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 17 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận.

- Biện pháp đã được xác nhận phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cư để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đề ra trong Biện pháp đã được xác nhận, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Sở Công Thương xem xét, quyết định.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sữa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2014/NĐ-CP) quy định: Hóa chất độc là bất kỳ hóa chất nào thông qua tác động hóa học của nó lên quá trình sống của con người hoặc động vật có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, gây hủy hoại môi trường, môi sinh. Cụm từ này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính này, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Tiền chất là hóa chất được sử dụng trong bất kỳ một công đoạn nào của một quá trình công nghệ khi phản ứng với hóa chất khác có thể tạo thành một hóa chất độc và có vai trò quyết định nhất về mặt độc tính của hóa chất độc đó.

Khoản 3 Điều 4 Nghị số 38/2014/NĐ-CP quy định: Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân loại thành hóa chất Bảng 1, hóa chất bảng 2 (bao gồm cả hóa chất 2A*; 2A và 2B) và hóa chất Bảng 3 theo mức độ độc tính giảm dần.

Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Chất chống bạo loạn là hóa chất không phải hóa chất Bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động này sẽ hết sau một thời gian ngắn khi con người ngừng tiếp xúc với hóa chất.

Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Hóa chất khác là hóa chất không phải hóa chất Bảng được phăn thành hóa chất DOC và hóa chất DOC-PSF, trong đó:

- Hóa chất DOC là hóa chất hữu cơ riêng biệt, bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxít, sufua của nó và các cacbonat kim loại;

- Hóa chất DOC- PSF lag hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 19-02-2021 09:27

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 12 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trường hợp sau đây phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ưng phó sự cố hóa chất:

- Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.

- Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lịc VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.

Nội dung Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

Điều 13 thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định bố cục, nội dung Biện pháp được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này (xem phần phụ lục).

Cơ quan nào xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất

Điều 14 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất thuộc địa bàn quản lý.

Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp phòng chống ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 15 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp gồm các tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;

+ Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

+ Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).

- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị thẩm định Biện pháp tại Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện.

Việc xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất dược thực hiện như thế nào

Điều 16 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

- Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

- Thời hạn xác nhận Biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sữa, bổ sung và thời hạn hoàn chỉnh.

- Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người. Mẫu biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục 9, mẫu xác nhận Biện pháp quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.

Phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtđược quy định như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 19-02-2021 08:12

Phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtđược quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Phê duyệt Kế hoạch được quy định 

tại Điều 10 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc phê duyệt Kế hoạch như sau:

- Tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch gửi đến Cục Hóa chất 07 (bảy) bản Kế hoạch đã được thông qua có đóng dấu giáp lai quy định tại các điểm a, b khoản 6 Điều 9 Thông tư này.

- Cục Hóa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt Kế hoạch. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

- Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho Cục Hóa chất chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị thực hiện dự án hoặc nơi có cơ sở hóa chất bao gồm: Sở Công Thương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu ché xuất, Khu kinh tế (nếu có).

Việc thực hiện Kế hoạch được quy định 

tại Điều 11 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc thực hiện Kế hoạch như sau:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Bản Kế hoạch đã được phê duyệt phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

- Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cục Hóa chất nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 19-02-2021 08:08

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch được quy định tại Điều 9 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch như sau:

- Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp (nếu có) nơi thực hiện dự án hoặc nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ, sử dụng hóa chất và các chuyên gia.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 (bảy) người, tối đa là 09 (chín) người.

- Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định.

- Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, trực tiếp giữa các thành viên trong Hội đồng và giữa Hội đồng với tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu biên bản họp của Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau:

+ Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sữa, bổ sung nếu tất cả thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua;

+ Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sữa, bổ sung;

+ Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 (một phần ba) thành viên Hội đồng tham gai họp không đồng ý thông qua.

Thống kê truy cập

Đang truy cập:266

Tổng truy cập: 18300014