Truy cập nội dung luôn

Sở công thương Bình dương

Binh duong department of Industry and trade

Tìm kiếm nội dung hỏi đáp

Vui lòng điền tiêu đề câu hỏi hoặc tên người hỏi vào ô tìm kiếm dưới đây.
Thêm mới
Danh sách câu hỏi và câu trả lời

Thương nhân khuyến mại trên nhiều địa bàn, mỗi địa bàn dưới 100 triệu thì có phải thông báo?

  • Tác giả: Võ Ngọc Hiền

  • 10-03-2023 16:03

Công ty chúng tôi chuyên kinh doanh hóa mỹ phẩm. Công ty dự định sẽ thực hiện chương trình khuyến mại tặng quà có kèm theo bán hàng trên địa bàn 4 tỉnh, mỗi địa bàn dưới 70 triệu. Qua tìm hiểu Nghị định, chúng tôi được biết chương trình khuyến mại dưới 100 triệu thì không cần thông báo, tuy nhiên do chúng tôi thực hiện trên nhiều địa phương. Trường hợp này, chúng tôi có phải thông báo khuyến mại không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời: 10-03-2023 16:05

Phương Đài – Phòng QLTMTrả lời:

Theo khoản 2, Điều 17 Nghị định 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại quy định như sau:

2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo thực hiện khuyến mại khi khuyến mại theo các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định này:

a) Thương nhân thực hiện các chương trình khuyến mại quy định tại Khoản 1 Điều này có tổng giá trị giải thưởng, quà tặng dưới 100 triệu đồng;

b) Thương nhân chỉ thực hiện bán hàng và khuyến mại thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến.

Như vậy, căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này thì thương nhân khi thực hiện chương trình khuyến mại theo quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại và các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Nghị định 81/2018/NĐ-CP có tổng giá trị giải thưởng trên 100 triệu, thương nhân phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đến Sở Công Thương. Quy định này không phân biệt việc thương nhân thực hiện trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, thành phố. Nghĩa là dù giá trị giải thưởng ở mỗi tỉnh thành dưới 100 triệu nhưng tổng giá trị giải thưởng của cả chương trình hơn 100 triệu thì thương nhân vẫn phải làm thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại./.

Hành vi vi phạm quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm tiêu dùng được quy dịnh như thế nào?

  • Tác giả: Bình Minh

  • 29-03-2021 14:33

Hành vi vi phạm quy định về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong một số sản phẩm tiêu dùng được quy dịnh như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 8 Nghị định số 163/2013/NĐ-+CP quy định hành vi vi phạm quy ssịnh về giới hạn hàm lượng cho phép hóa chất độc hại trong một số sản phẩm tiêu dùng như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không công bố thông tin về giưới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật về hóa chất.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc lưu trữ tài liệu về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại theo quy định của pháp luật về hóa chất.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau trong sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu:

a) Hàm lượng hóa chất độc hại có trong sản phẩm điện, điện tử vượt quá giới hạn hàm lượng cho phép theo quy định của pháp luật về hóa chất;

b) Hàm lượng fomaldehyl tồn dư trên sản phẩm dệt may vượt quá giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật về giới hạn cho phép đối với hàm lượng fomaldehyl;

c) Hàm lượng các amin thơm là dẫn xuất từ các từ thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm đệt may nhuộm màu hoặc các chi tiết in, nhuộm màu có theẻ tiếp xúc được vượt qua giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật đối với thuốc nhuộm azo.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy các sản phẩm điện, điện tử và sản phẩm dệt may không đảm bảo giới hạn hàm lượng hóa chất cho phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

Hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Bình Minh

  • 29-03-2021 14:32

Hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 7 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc như sau:

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không có đầy đủ các thông tin theo quy định của phấp luật về hóa chất;

+ Không lưu giữ hoặc lưu giữ Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về hóa chất.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán hóa chất độc nhưng không có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc theo quy định của pháp luật về hóa chất.

Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Cẩm Tú

  • 29-03-2021 14:31

Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 6 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phậm quy định về đăng ký và sử dụng hóa chất nguy hiểm như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng hóa chất nguy hiểm trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa không đúng mục đích đã đăng ký;

b) Không thuẹc hiện đăng ký sử dụng hóa chất nguy hiểm trước khi bắt đầu sử dụng.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thức ăn gia súc theo quy định của pháp luật về hóa chất.

3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sủe dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật về hóa chất.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất và bảo quản thực phẩm theo quy định của pháp luật về hóa chất.

5. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất cấm để sản xuất thuốc chữa bệnh và sản phẩm hóa chất tiêu dùng theo quy định của pháp luật về hóa chất.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy hóa chất nguy hiểm, sản xuất, hàng hóa trong trường hợp gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phậm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điiều này.

Hành vi vi phạm quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Tuấn Anh

  • 29-03-2021 14:27

Hành vi vi phạm quy định về an toàn trong sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp đã được sữa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 115/2016/NĐ-CP ngày 8/7/2016 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 163/2013/NĐ-CP) quy định:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không có bảng nội quy về an toàn hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;

b) Không có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm;

c) Không có trang thiết bị, phương tiện ứng cứu sự cố tại khu vực sản xuất, kinh doanh và cất giữ hóa chất nguy hiểm.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối cới các hành vi sau:

a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc những nội dung đã được xác nhận tại Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

b) Không thực hiện đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được xác nhận.

3. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất (không áp dụng đối với lĩnh vực xăng dầu và LPG) như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng và cất giữ hóa chất nguy hiểm.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có kho để cất giữ hóa chất nguy hiểm, trừ trường hợp kinh doanh hóa chất nguy hiểm được vận chuyển trực tiếp đến kho của bên mua.

4a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các đối tượng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất hóa chất không đáp ứng yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất hóa chất theo quy định.

4b. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Phiếu an toàn háo chất như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các nội dung trong Phiếu an toàn hóa chất đối với hóa chất nguy hiểm theo quy định;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, nội dung sai lệch của hóa chất nguy hiểm trong Phiếu an toàn hóa chất;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có Phiếu an toàn hóa chất mà vẫn đưa hó chất nguy hiểm vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

4c. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phân loại hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật về ghi nhãn và phân loại hóa chất.

4d. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng các đối tượng không được huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất trong cơ sở sản xuất hóa chất; sử dụng các đối tượng tham gia vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm là hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp mà không được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm thao quy định:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dưới 20 người;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 20 người đến dưới 50 người;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 50 người đến dưới 100 người;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng từ 100 người trở lên;

4đ. Mứac phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp để vận chuyển như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trước khi đóng gói hóa chất nguy hiểm để vận chuyển chưa thử nghiệm, kiểm định phương tiện chứa theo quy định;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu về đóng gói hóa chất nguy hiểm theo mức quy định đã đưa vào vận chuyển.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp gây mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện yêu cầu về chuyên môn trong sản xuất hóa chất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4a Điều này;

b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin của hóa chất nguy hiểm trong Phiếu an toàn hóa chất; buộc thực hiện quy định về Phiếu an toàn hóa chất trước khi đưa hóa chất nguy hiểm vào sử dụng, lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4b Điều này;

c) Buộc thực hiện phân loại hóa chất theo quy định của pháp luật về ghi nhãn, phân loại hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4c Điều này;

d) Buộc thực hiện quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất; huấn luyện kỹ thuật an toàn trong vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4d Điều này;

đ) Buộc thực hiện quy định về đóng gói hàng công nghiệp nguy hiểm khi vận chuyển đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4đ Điều này.

Việc xử lý vi phạm được thực hiện như thế nào?

  • Tác giả: Trọng Nghĩa

  • 29-03-2021 14:26

Việc xử lý vi phạm được thực hiện như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 49 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất không đảm bảo các điều kiện đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép đều bị coi là hành vi sản xuất kinh doanh trái phép.

- Trường hợp vi phạm điều kiện sản xuất, kinh doanh đã được quy định tại Luật Hóa chất, Nghị định số 108/2008/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này mà tổ chức, cá nhân không kịp thời khắc phục, cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép sẽ thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Hóa chất. Trường hợp vi phạm các quy định về hoạt động hóa chất, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép nếu có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc báo cáo định kỳ được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Minh Hưng

  • 29-03-2021 14:25

Việc báo cáo định kỳ được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 48 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm:

- Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Sở Công Thương trước ngày 10 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 10 tháng 12 đối với báo cáo năm:

+ Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện;

+ Tình hình thực hiện an toàn hóa chất nơi đặt cơ sở hoạt động;

+ Tình hình và kết quả thực hiện Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm C;

- Báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trước ngày 01 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 01 tháng 12 đối với báo cáo năm:

+ Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

+ Tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhóm A, B.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo với Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tình hình hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý trước ngày 15 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 15 tháng 12 đối với báo cáo năm.

3. Báo cáo tình hình an toàn hóa chất theo mẫu tại Phụ lục 19 kèm theo Thông tư này.

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Minh Hoài

  • 29-03-2021 14:22

Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 44, 45, 46 và 47 thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Trách nhiệm của Cục Hóa chất:

Phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Định kỳ kiểm tra các điều kiện về sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chấtnguy hiểm đã được quy định tại Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp.

- Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp:

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ và bảo quản hóa chất nguy hiểm trong ngành công nghiệp.

- Trách nhiệm của Sở Công Thương:

+ Phổ biến, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất trên địa bàn quản lý thực hiện các quy định tại thông tư này.

+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm đã được quy định tại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất theo quy định đối với tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trên địa bàn quản lý.

- Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt dộng hóa chất:

+ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất quy định tại Chương III Thông tư này phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp vơi quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất theo quy định tại Điều 12 Luật Hóa chất và Thông tư này.

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất chỉ được sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm khi có đủ điều kiện và có Giấy chứng nhận, Giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư này.

+ Có trách nhiệm đảm bảo duy trì đúng các điều kiện sản xuất, kinh doanh như đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép trong quà trình sản xuất, kinh doanh hóa chất.

+ Thực hiện đầy đủ và đúng các nội dung về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.

+ Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra các điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định.

+ Chấp hành các quy định về kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền.

Việc bảo mật thông tin được quy định như thế nào?

  • Tác giả: A Tuấn

  • 29-03-2021 14:19

Việc bảo mật thông tin được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 43 Thông tư 28/2010/TT-BCT quy định:

- Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thực hiện các quy định về bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 19 Nghị định 108/2008/NĐ-CP. Cụ thể:

+ Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất nếu có yêu cầu bảo mật các thông tin không quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật Hóa chất phải có đề nghị bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận khai báo hóa chất và báo cáo hoạt động hóa chất.

+ Những thông tin quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường sẽ không được coi là các thông tin bảo mật, bao gồm:

* Tên thương mại của hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất;

* Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, cá nhân báo cáo hoạt động hóa chất theo Điều 43, Điều 52 của Luật Hóa chất;

* Thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất;

* Các thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và hạn chế các ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; các thông tin cảnh báo khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố;

* Độ tinh khiết của hỗn hợp chát và mức độ nguy hại các phụ gia, tạp chất.

- Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất có trách nhiệm giữ bí mật thông tin bảo mật theo yêu cầu của bên khai báo, đăng ký, báo cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Hóa chất.

- Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất không được gửi thông tin bảo mật qua mạng thông tin diện rộng.

- Cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin phải làm bản cam kết bảo vệ thông tin mật để lưu hồ sơ nhân sự. Bản cam kết phải nêu rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức được cử làm công tác bảo mật thông tin khi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.

- Cơ quan, người tiếp nhận khai báo, đăng ký, báo cáo hóa chất khi gửi thông tin bảo mật của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có yêu cầu bảo mật thông tin phải thực hiện các quy định sau:

+ Lập sổ theo dõi thông tin bảo mật đi. Sổ theo dõi thông tin bảo mật đi phải ghi đầy đủ các cột, mục sau: số thứ tự, ngày, tháng, năm, nơi nhận, trích yếu nội dung, độ mật, độ khẩn, người nhận ký và ghi rõ họ tên. Thông tin bảo mật gửi đi phải cho vào bì dán kín;

+ Thông tin bảo mật gửi đi không được bỏ chung với tài liệu thường, ngoài bì phải đóng dấu ký hiệu các độ mật.

- Khi nhận được thông tin bảo mật, bên nhận phải thông báo lại cho bên gửi.

- Thông tin bảo mật gửi đến phải vào sổ thông tin bảo mật đến để theo dõi và chuyển cho người có trách nhiệm giải quyết.

- Thông tin bảo mật phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt tại nơi bảo đảm an toàn tuyệt đối do thủ trưởng đơn vị quy định. Không được tự ý đưa thông tin bảo mật ra ngoài cơ quan. Ngoài giờ làm việc phải để Thông tin bảo mật vào tủ, bàn, két khóa chắc chắn.

- Mọi trường hợp tiêu hủy thông tin bảo mật phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.

Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Ngọc Bích

  • 29-03-2021 14:15

Quản lý hoạt động liên quan đến hóa chất mới được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 42 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới theo quy định tại điều 46 Luật Hóa chất phải báo cáo bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công Thương (Cục Hóa chất).

Báo cáo hóa chất mới theo mẫu tại Phụ lục 18 kèm theo Thông tư này.

- Sau 05 (năm) năm, kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, nếu hóa chất mới không phát sinh các ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng có mức nguy hiểm khác với kết luận đánh gía hóa chất mới ban đầu, hóa chất mới sẽ được bổ sung vào Danh mục hóa chất quốc gia.

- Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về điều kiện hoạt động hóa chất mới; xử lý theo pháp luật hoặc tổ chức đánh giá bổ sung khi có bằng chứng cho thấy hóa chất mới có ảnh hưởng nghiêm trọng khác với kết luận đánh giá; thông báo cho cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan về kết quả đánh giá sau khi kết thúc đánh giá hóa chất mới.

Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm những gì?

  • Tác giả: Huyền Trân

  • 29-03-2021 14:12

Hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm những gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Điều 41 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đăng ký và tổ chức đánh giá hóa chất mới gồm:

1. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới:

- Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng. lưu thông trên thị trường sau khi có kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá hóa chất mới;

- Hồ sơ đăng ký hóa chất mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải lập 02 (hai) bộ hồ sơ đăng ký hóa chất mới gửi Bộ Công Thương (Cục Hóa chất);

- Trường hợp hóa chất mới đã được liệt kê ít nhất trong hai danh mục hóa chất nước ngoài, tổ chức, cá nhân sản xuất nhập khẩu hóa chất mới gửi hồ sơ đăng ký gồm:

+ Đơn đăng ký hóa chất mới;

+ Báo cáo tóm tắt đánh giá hóa chất kèm theo mã số CAS hoặc số UN của hóa chất mới ở hai danh mục hóa chất nước ngoài;

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất mới phải nộp hồ sơ, tài liệu quy định tại điiểm b, c khoản này đến Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) trong thời gian ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc.

            2. Tổ chức đánh giá hóa chất mới:

- Việc đánh giá hóa chất mới được thực hiện tại tổ chức khoa học về hóa học, y học và độc học môi trường có đủ năng lực chuyên môn do Bộ công Thương chỉ định;

- Kết quả của quá trình đánh giá là thông tin đầy đủ về các đặc tính của hóa chất, thông tin để xây dựng Phiếu an toàn hóa chất đối với các hóa chất mới có đặc tính nguy hiểm.

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 19-02-2021 09:29

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 17 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xác nhận.

- Biện pháp đã được xác nhận phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cư để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đề ra trong Biện pháp đã được xác nhận, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Sở Công Thương xem xét, quyết định.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học được sữa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 38/2014/NĐ-CP) quy định: Hóa chất độc là bất kỳ hóa chất nào thông qua tác động hóa học của nó lên quá trình sống của con người hoặc động vật có thể gây tử vong, tê liệt tạm thời hoặc lâu dài gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, gây hủy hoại môi trường, môi sinh. Cụm từ này được áp dụng cho tất cả các loại hóa chất có đặc tính này, không phân biệt nguồn gốc, phương pháp sản xuất và cơ sở sản xuất.

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Tiền chất là hóa chất được sử dụng trong bất kỳ một công đoạn nào của một quá trình công nghệ khi phản ứng với hóa chất khác có thể tạo thành một hóa chất độc và có vai trò quyết định nhất về mặt độc tính của hóa chất độc đó.

Khoản 3 Điều 4 Nghị số 38/2014/NĐ-CP quy định: Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước Cấm vũ khí hóa học và được phân loại thành hóa chất Bảng 1, hóa chất bảng 2 (bao gồm cả hóa chất 2A*; 2A và 2B) và hóa chất Bảng 3 theo mức độ độc tính giảm dần.

Khoản 4 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Chất chống bạo loạn là hóa chất không phải hóa chất Bảng nhưng có thể gây ra kích ứng nhanh có hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động nào đó của con người. Các tác động này sẽ hết sau một thời gian ngắn khi con người ngừng tiếp xúc với hóa chất.

Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP quy định: Hóa chất khác là hóa chất không phải hóa chất Bảng được phăn thành hóa chất DOC và hóa chất DOC-PSF, trong đó:

- Hóa chất DOC là hóa chất hữu cơ riêng biệt, bao gồm tất cả các hợp chất có chứa cacbon, ngoại trừ các ôxít, sufua của nó và các cacbonat kim loại;

- Hóa chất DOC- PSF lag hóa chất hữu cơ riêng biệt có chứa một trong các nguyên tố như phốt pho, lưu huỳnh hoặc flo.

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 19-02-2021 09:27

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Những trường hợp nào phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 12 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trường hợp sau đây phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ưng phó sự cố hóa chất:

- Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp trước khi dự án chính thức hoạt động.

- Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lịc VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.

Nội dung Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

Điều 13 thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định bố cục, nội dung Biện pháp được quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này (xem phần phụ lục).

Cơ quan nào xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất

Điều 14 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan xác nhận Biện pháp cho các dự án và cơ sở hóa chất thuộc địa bàn quản lý.

Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp phòng chống ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Điều 15 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp gồm các tài liệu quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này;

+ Biện pháp gồm 05 (năm) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

+ Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).

- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị thẩm định Biện pháp tại Sở Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện.

Việc xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất dược thực hiện như thế nào

Điều 16 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định:

- Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

- Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công Thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

- Thời hạn xác nhận Biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

- Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở công Thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sữa, bổ sung và thời hạn hoàn chỉnh.

- Sở Công Thương tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người. Mẫu biên bản kiểm tra quy định tại Phụ lục 9, mẫu xác nhận Biện pháp quy định tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này.

Phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtđược quy định như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 19-02-2021 08:12

Phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chấtđược quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Phê duyệt Kế hoạch được quy định 

tại Điều 10 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc phê duyệt Kế hoạch như sau:

- Tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch gửi đến Cục Hóa chất 07 (bảy) bản Kế hoạch đã được thông qua có đóng dấu giáp lai quy định tại các điểm a, b khoản 6 Điều 9 Thông tư này.

- Cục Hóa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt Kế hoạch. Mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch quy định tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này.

- Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho Cục Hóa chất chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị thực hiện dự án hoặc nơi có cơ sở hóa chất bao gồm: Sở Công Thương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu ché xuất, Khu kinh tế (nếu có).

Việc thực hiện Kế hoạch được quy định 

tại Điều 11 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc thực hiện Kế hoạch như sau:

- Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Bản Kế hoạch đã được phê duyệt phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

- Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện Bộ Công thương hoặc Sở Công thương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cục Hóa chất nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 19-02-2021 08:08

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch được quy định tại Điều 9 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch như sau:

- Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp (nếu có) nơi thực hiện dự án hoặc nơi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ, sử dụng hóa chất và các chuyên gia.

- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 (bảy) người, tối đa là 09 (chín) người.

- Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định.

- Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể, công khai, trực tiếp giữa các thành viên trong Hội đồng và giữa Hội đồng với tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu biên bản họp của Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này.

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau:

+ Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sữa, bổ sung nếu tất cả thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua;

+ Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sữa, bổ sung;

+ Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 (một phần ba) thành viên Hội đồng tham gai họp không đồng ý thông qua.

Cho thuê máy photocopy màu có phải đăng ký kinh doanh không?

  • Tác giả: lam sơn anh

  • 30-01-2021 21:45

Kính thưa quý cơ quan nhà nước , Hiện nay tôi đang nhập khẩu và phân phối các thiết bị máy văn phòng do nhu cầu mở rộng thị trường nên tôi triển khai bán hàng trên Website. Vậy cho tôi hỏi bán hàng trên website tôi có phải đăng ký không? nếu đăng ký thì đăng ký ở đâu? Xin cảm ơn quý cơ quan Website của tôi là : https://chothuemayphoto247.net/ CHO THUÊ MÁY PHOTOCOPY TẠI BÌNH DƯƠNG
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Hồng PhúcTrả lời:

Theo điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 của Bộ Công thương (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 21/2018/TT-BCT), đối tượng cần đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm: thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, khuyến mại trực tuyến hoặc đấu giá trực tuyến.

Ngoài các trường hợp này, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (kinh doanh online) không phải đăng ký, chỉ cần thông báo website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Như vậy, việc kinh doanh các mặt hàng như bạn đề cập sẽ không phải đăng ký website hay xin giấy phép của cơ quan nào. Tuy nhiên, bạn cần phải thông báo theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý web thương mại điện tử, như sau:

Điều 9. Quy trình thông báo

1. Việc tiếp nhận, xử lý thông báo website thương mại điện tử bán hàng được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng truy cập vào Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và thực hiện các bước sau:

Bước 1: Thương nhân, tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống bằng việc cung cấp những thông tin sau:

- Tên thương nhân, tổ chức, cá nhân;

- Số đăng ký kinh doanh của thương nhân hoặc số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;

- Lĩnh vực kinh doanh/hoạt động;

- Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;

- Các thông tin liên hệ.

Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận kết quả từ Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

- Nếu thông tin đăng ký tài khoản đầy đủ, thương nhân, tổ chức, cá nhân được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiến hành tiếp Bước 3;

- Nếu đăng ký tài khoản bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải tiến hành đăng ký lại hoặc bổ sung thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống, thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành đăng nhập, chọn chức năng Thông báo website thương mại điện tử bán hàng và tiến hành khai báo thông tin theo mẫu.

 

Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thông tin phản hồi của Bộ Công Thương qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký về một trong các nội dung sau:

- Xác nhận thông tin khai báo đầy đủ, hợp lệ;

- Cho biết thông tin khai báo chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ. Khi đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải quay về Bước 3 để khai báo lại hoặc bổ sung các thông tin theo yêu cầu.

3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ qua thư điện tử hoặc tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp để tiến hành cập nhật và chỉnh sửa thông tin theo yêu cầu.

4. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo yêu cầu bổ sung thông tin ở Bước 4 theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không có phản hồi thì hồ sơ thông báo sẽ bị chấm dứt và phải tiến hành thông báo lại hồ sơ từ Bước 3.

Điều 10. Xác nhận thông báo

1. Thời gian xác nhận thông báo: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thông báo đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân.

2. Khi xác nhận thông báo, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng, thể hiện thành biểu tượng đã thông báo. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin thông báo tương ứng của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Điều 11. Thay đổi, chấm dứt thông tin đã thông báo

1. Trong trường hợp có sự thay đổi một trong những thông tin quy định tại Khoản 2 Điều 53 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP hoặc ngừng hoạt động website thương mại điện tử bán hàng đã thông báo, thương nhân, tổ chức, cá nhân phải thông báo về Bộ Công Thương trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi thông tin hoặc ngừng hoạt động.

2. Việc thay đổi, chấm dứt thông tin thông báo về website thương mại điện tử bán hàng được thực hiện trực tuyến thông qua tài khoản truy cập hệ thống đã được cấp khi thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Thời gian xác nhận việc thay đổi, chấm dứt thông tin thông báo: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đầy đủ, chính xác do thương nhân, tổ chức, cá nhân gửi về Bộ Công Thương theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 12. Cập nhật thông tin thông báo định kỳ

1. Mỗi năm một lần kể từ thời điểm được xác nhận thông báo, thương nhân, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cập nhật thông tin thông báo bằng cách truy cập vào tài khoản trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử và khai báo thông tin theo mẫu.

2. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ cập nhật thông tin, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân không tiến hành cập nhật, Bộ Công Thương sẽ gửi thông báo nhắc nhở thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức, cá nhân trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử. Trong vòng 15 ngày kể từ khi gửi thông báo nhắc nhở, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân vẫn không có phản hồi thì Bộ Công Thương hủy bỏ thông tin thông báo trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Về nghĩa vụ thuế, theo điều 1 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính (hướng dẫn thi hành một số quy định trong lĩnh vực quản lý thuế) Thông tư không quy định về hình thức kinh doanh nên dù kinh doanh trực tiếp hay kinh doanh qua mạng mà có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm đều phải kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Về mức thu, thuế giá trị gia tăng là 1% trên tổng doanh thu nếu là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa; với hoạt động kinh doanh khác thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%.

Về thủ tục kê khai, nộp thuế, bạn cần phải liên hệ với chi cục thuế nơi bạn sinh sống để được hướng dẫn cụ thể.

hồ sơ công bố sản phẩm

  • Tác giả: Nguyễn đình Sơn

  • 29-01-2021 17:54

Doanh Nghiệp sản xuất lắp ráp loa thùng, loa kéo muốn đưa sản phẩm ra thị trường thì cần những hồ sơ thủ tục gì, xin cảm ơn
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Các thủ tục để đưa một sản phẩm ra thị trường

Tại Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định như sau:

“1. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.

2. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng....”

Theo đó, đối với những sản phẩm có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì cần thực hiện công bố hợp chuẩn, hợp quy. Do vậy, cần xác định sản phẩm mà bạn định đưa ra thị trường đã có tiểu chuẩn, quy chuẩn hay chưa. Nếu có thì trước hết sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn, hợp quy.

Trình tự và hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn được quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN như sau:

“Điều 8. Trình tự công bố hợp chuẩn

Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

1. Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp chuẩn).

a) Việc đánh giá hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (bên thứ nhất) thực hiện.

Việc đánh giá hợp chuẩn được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này;

b) Kết quả đánh giá hợp chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

2. Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).

Điều 9. Hồ sơ đăng ký công bố hợp chuẩn

Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn lập 02 (hai) bộ hồ sơ công bố hợp chuẩn, trong đó 01 (một) bộ hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện tới Chi cục và 01 (một) bộ hồ sơ lưu giữ tại tổ chức, cá nhân. Thành phần hồ sơ được quy định như sau:

1. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn của tổ chức chứng nhận đã đăng ký (bên thứ ba), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

 

a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

d) Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.

2. Trường hợp công bố hợp chuẩn dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất), hồ sơ công bố hợp chuẩn gồm:

a) Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư này);

b) Bản sao y bản chính giấy tờ chứng minh về việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn (Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ khác theo quy định của pháp luật);

c) Bản sao y bản chính tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn chưa được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có quy trình sản xuất kèm theo kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng, áp dụng (theo Mẫu 1. KHKSCL quy định tại Phụ lục III Thông tư này) và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;

đ) Trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn được tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý (ISO 9001, ISO 22000, HACCP...), thì hồ sơ công bố hợp của tổ chức, cá nhân phải có bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý còn hiệu lực;

e) Báo cáo đánh giá hợp chuẩn (theo Mẫu 5. BCĐG quy định tại Phụ lục III Thông tư này) kèm theo bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ công bố hợp chuẩn của tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu cần thiết sẽ xem xét, đối chiếu với bản gốc hoặc yêu cầu bổ sung bản sao có chứng thực.”

 

Về trình tự, hồ sơ công bố hợp quy, bạn có thể tham khảo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-BKHCN (Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 20-11-2020 16:20

Hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 7 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch gồm:

- Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

- Kế hoạch gồm 8 (tám) bản, trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;

- Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh doanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở hóa chất, dự án hóa chất;

- Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).

            Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hò sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt Kế hoạch tại Cục Hóa chất hoặc gửi qua đường bưu điện.

Việc thẩm định Kế hoạch được thực hiện theo Điều 8 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định việc thẩm định Kế hoạch như sau:

1. Tổ chức thẩm định:

            Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch. Cục Hóa chất có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định và trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

2. Thời hạn thẩm định:

            - Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này;

            - Thời hạn thẩm định Kế hoạch quy định tại điểm a khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này với thời gian chỉnh sữa, bổ sung Kế hoạch theo ý kiến của Hội đồng thẩm định.

3. Quy trình thẩm định:

            - Trong thời gian 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hóa chất phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ;

            - Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất đề xuất thành lập Hội đồng thẩm định trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Cục Hóa chất có trách nhiệm thông báo cho các thành viên Hội đồng thẩm định, tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch về thời gian thẩm định;

            - Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp Hội đồng thẩm định, Cục Hóa chất có trách nhiệm thông báo kết luận thẩm định cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch. Mẫu Thông báo kết luận thẩm định quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này;

            - Trên cơ sở thông báo kết luận thẩm định, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện một trong các công việc: Xây dựng lại Kế hoạch trong trường hợp Kế hoạch không được thông qua và nộp cho Cục Hóa chất để thẩm định. Thủ tục và thời hạn thẩm định thực hiện như thẩm định Kế hoạch lần đầu; chỉnh sữa, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sữa, bổ sung và nộp cho Cục Hóa chất kèm theo văn bản giải trình các nội dung chỉnh sữa, bổ sung theo thông báo kết luận thẩm định;

            - Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận Kế hoạch đã được chỉnh sữa, bổ sung kèm theo văn bản giải trình, Cục Hoa chất trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt nếu Kế hoạch được chỉnh sữa, bổ sung đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định hoặc có văn bản trả lời chưa thông qua và yêu cầu chỉnh sữa, bổ sung nếu Kế hoạch chưa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định.

Danh mục hóa chất nguy hiểm nào phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố háo chất?

  • Tác giả: Phạm Đại

  • 20-11-2020 16:18

Danh mục hóa chất nguy hiểm nào phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố háo chất?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 4 Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 5/8/2013 của Bộ Công Thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2013/TT-BCT) quy định: Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các danh mục được quy định lại Phụ lục IV và Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

Các trường hợp phải xây dựng Kế hoạch

            Điều 5 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trường hợp sau đây phải xay dựng Kế hoạch:

- Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch trước khi dự án chính thức hoạt động.

- Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công xuất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

- Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp.

Nội dung xây dựng Kế hoạch được quy định theo Điều 6 Thông tư số 20/2013/TT-BCT quy định các trình bày, bó cục, nội dung Kế hoạch theo mẫu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này (xem phần phụ lục 1).

Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy phép gồm những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Phan Việt

  • 20-11-2020 16:14

Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy phép gồm những giấy tờ gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 20 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Trường hợp có thay đổi nội dung của Giấy phép đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị sữa đổi, bổ sung Giấy phép.

- Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy phép, gồm:

+ Văn bản đề nghị sữa đổi, bổ sung;

+ Bản gốc Giấy phép đã được cấp;

+ Các tài liệu chứng minh yêu cầu sữa đổi, bổ sung.

Trường hợp cấp lại Giấy phép

            Điều 21 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

1. Trường hợp Giấy phép bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị cấp lại Giấy phép. Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu với Giấy phép (nếu có).

- Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp một trong ba hình thức bản sao trên.

2. Trường hợp Giấy phép hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương (Cục Hóa chất) đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại;

- Giấy phép hoặc Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu với Giấy phép đã được cấp lần trước;

- Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy phép đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Bùi Thị Quỳnh

  • 20-11-2020 16:06

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm những giấy tờ gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

 Điều 19 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định: Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: Cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trịnh kèm bản chính để đối chiếu đối với bằng đại học các ngành hóa chất hoặc bằng đại học chuyên ngành kinh tế kỹ thuật của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này.

- Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 17 và điểm a, d, đ khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Đó là:

+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy.

+ Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

+ Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Nguyễn Xuân

  • 20-11-2020 16:04

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm những giấy tờ gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 18 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với cơ sở kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm:

1. Tài liệu pháp lý:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy;

- Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật:

- Bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh;

- Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

- Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động, an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

- Bản kê khai các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao hợp lệ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;

- Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy phép;

- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh:

- Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao đọng của cơ sở kinh doanh hóa chất.

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm những giấy tờ gì?

  • Tác giả: Lê Quang

  • 20-11-2020 16:02

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm những giấy tờ gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 17 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đè nghị cấp mới Giấy phép đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh gồm:

1. Tài liệu pháp lý:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

-  Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật:

- Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

- Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.

 

3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất:

- Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm;

- Bản sao hợp lệ bằng đại học các ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật; chứng chỉ đã tham gia lớp huấn luyện về nghiệp vụ hóa chất của cán bộ kỹ thuật, nhân viên và người lao động của cơ sở sản xuất hóa chất.

Thủ tục cấp Giấy chưng nhận được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Lâm Văn

  • 20-11-2020 15:57

Thủ tục cấp Giấy chưng nhận được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 14 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Công Thương.

- Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 9, điều 10, điều 11 và trong thời hạn 7 (bẩy) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư này, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 5 kèm theo Thông tư này cho tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong vòng 05 (năm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.

- Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài Chính.

- Đối với các cơ sở đang sản xuất, kinh doanh hóa chất do yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, kinh doanh thì phải gửi cho Sở Công Thương bản sao hợp lệ quyết định được phép đổi tên doanh nghiệp và văn bản xin đổi lại Giấy chứng nhận.

Thời hạn của Giấy chứng nhận 

Điều 15 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

            Giấy chứng nhận có thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày cấp. Đới với tổ chức, cá nhân có nhiều điểm kinh doanh hàng hóa thì tại Giấy chứng nhận phải ghi rõ từng điểm kinh doanh đã được xác định đủ điều kiện.

Tổ chức nào cấp Giấy phép

            Điều 16 Thông tư 2/2010/TT-BCT quy định: Bộ Công Thương cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy phép).

Trường hợp cấp sữa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Nguyễn Hữu

  • 20-11-2020 15:56

Trường hợp cấp sữa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 12 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Trường hợp có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đã được cấp, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị sữa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận.

- Hồ sơ đề nghị cấp sữa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận, gồm:

+ Văn bản đề nghị sữa đổi, bổ sung;

+ Bản gốc Giấy chưng nhận đã được cấp;

+ Các tài liệu chứng minh yêu cầu sữa đổi, bổ sung.

Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận

Điều 13 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định:

- Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị cháy, bị tiêu hủy, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp lại;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận (nếu có).

- Trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực thi hành, trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy chứng nhận 30 (ba mươi) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ gửi về Sở Công Thương đề nghị cấp lại. Hồ sơ gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp lại;

+ Giấy chứng nhận hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đã được cấp lần trước;

+ Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất trong giai đoạn Giấy chứng nhận đã được cấp, nêu rõ tên hóa chất, mục đích sử dụng, khối lượng hóa chất được sản xuất, nhập khẩu và sử dụng; lượng nhập, xuất, tồn kho và vị trí cất giữ hóa chất; việc thực hiện các biện pháp an toàn; các thông tin khác (nếu có).

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Nguyễn Thành

  • 20-11-2020 15:53

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 11 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định đối với tổ chức, cá nhân sản xuất đồng thời kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận gồm:

- Đơn đề nghi cấp Giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện.

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất. kinh doanh.

- Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

- Các tài liệu quy định tại điểm c, d, đ khoản 1; điểm a, b, c khoản 2 Điều 9 và điểm c, d khoản 2 Điều 10 Thông tư này. Cụ thể như sau:

+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phóng cháy và chữa cháy.

+ Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

+ Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

+ Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh hóa chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận.

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Bùi Minh

  • 20-11-2020 15:50

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 10 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện như sau:

1. Tài liệu pháp lý:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy;

- Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật:

- Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của từng cơ sở kinh doanh hóa chất nguy hiểm;

- Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;

- Bản kê khai địa điểm kinh doanh, nếu cơ sở kinh doanh háo chất có nhiều điểm kinh doanh cùng một loại hóa chất thì mỗi điểm kinh doanh phải lập hồ sơ riêng theo quy định tại Điều này và được cấp chung một Giấy chứng nhận;

- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở kinh doanh.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người kinh doanh: Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ luc 4 kèm theo Thông tư này, gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên có liên quan trực tiếp đến kinh doanh, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Ng Thanh Hải

  • 20-11-2020 11:10

Tổ chức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 8 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Công Thương) có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện

Điều 9 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện như sau:

1. Tài liệu pháp lý:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu đối với Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo đề án hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường kèm theo đề án do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Bản sao văn bản thông báo với cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về Phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài liệu về điều kiện kỹ thuật:

- Bản kê khai hệ thống nhà xưởng, kho tàng của cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm;

- Bản kê khai trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo thông tư này;

- Phiếu an toàn hóa chất của toàn bộ hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất.

3. Tài liệu về điều kiện đối với người sản xuất:

Bản kê khai nhân sự theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này, gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên có liên quan trực tiếp đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.

Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn hóa chất ngành công nghiệp được quy định như thế nào?

  • Tác giả: Đỗ Trọng

  • 20-11-2020 11:08

Điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn hóa chất ngành công nghiệp được quy định như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 7 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định điều kiện về phương tiện vận chuyển và vận hành an toàn như sau:

- Phương tiện vận chuyển hóa chất phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Được thiết kế đảm bảo phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán hóa chất vào môi trường. Khi vận chuyển, không để lẫn các hóa chất có khả năng phản ứng hóa học với nhau gây nguy hiểm;

+ Các hóa chất phải được chứa trong bao bì phù hợp và vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng;

+ Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa trên phương tiện vận chuyển. Nếu trên một phương tiện vận chuyển có nhiều loại hóa chất khác nhau thì phía ngoài phương tiện vận chuyển phải dán đầy đủ biểu trưng của từng loại hóa chất ở hai bên và phía sau phương tiện.

- Vận hành an toàn tại kho hóa chất:

+ Cơ sở sản xuất hóa chất, kho chứa hóa chất phải xây dựng Biện pháp hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

+ Cơ sở sản xuất hóa chất phải xây dựng bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;

+ Việc vận hành tại kho hóa chất phải đảm bảo tính an toàn và vệ sinh kho nghiêm ngặt, tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ…;

+ Nhân viên phụ trách kho phải áp dụng các chỉ dẫn về Phiếu an toàn hóa chất của tất cả các hóa chất được lưu trữ và vận chuyển; các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh; các hướng dẫn khi có sự cố;

+ Bố trí hóa chất trong kho phải tách biệt chất nguy hại với khu vực có người ra vào thường xuyên; có khoảng trống giữa tường với các kiện hóa chất lưu trữ gần tường nhất và phải có lối đi lại bên trong thoáng gió, không cản trở thiết bị ứng cứu khi thực hiện việc kiểm tra và chữa cháy.

Luật quy định nguyên tắc hoạt động hóa chất như thế nào?

  • Tác giả: Lê Trường

  • 20-11-2020 11:05

Luật quy định nguyên tắc hoạt động hóa chất như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Điều 5 Luật Hóa chất năm 2007 quy định nguyên tắc hoạt động hóa chất như sau:

- Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, hệ sinh thái và môi trường; trật tự, an toàn xã hội.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động hóa chất, đặc biệt đối với hóa chất mới, hóa chất nguy hiểm, hóa chất hạn chế kinh doanh, hóa chất cấm.

- Thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về đặc tính nguy hiểm của hóa chất và các biện pháp phòng ngừa cần thiết.

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất

Điều 7 Luật Hóa chất năm 2007 quy định các hành vi sau đây bị nghiêm cấm trong hoạt động hóa chất:

- Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, gửi, cho, tặng hóa chất nguy hiểm trái quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch, che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.

- Sử dụng hóa chất không thuộc danh mục được phép sử dụng, hóa chất không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, vượt quá hàm lượng cho phép để sản xuất và bảo quản thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn gia súc, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm hóa chất tiêu dùng.

- Sử dụng hóa chất độc để săn bắt động vật, thực hiện các hành vi xâm hại đến sức khỏe con người, tài sản và môi trường.

Kinh doanh hóa chất được hiểu như thế nào?

  • Tác giả: Nguyễn V Danh

  • 20-11-2020 10:56

Kinh doanh hóa chất được hiểu như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Khoản 4 Điều 3 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định: Kinh doanh hóa chất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất 

Điều 6 Luật Hóa chất năm 2007 quy định chính sách của Nhà nước về hoạt động hóa chất như sau:

- Xây dựng ngành công nghiệp hóa chất hiện đại, bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; chú trọng phát triển các hóa chất cơ bản, hóa chất thân thiện với môi trường, hóa chất có giá trị kinh tế cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp hóa chất, xây sựng hệ thống kiểm soát an toàn hóa chất quốc gia, cơ sở dữ liệu thông tin an toàn hóa chất.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển công nghiệp hóa chất; ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường; giảm dần việc sử dụng hóa chất nguy hiểm, thay thế các hóa chất độc bằng các hóa chất ít độc và không độc trong sản xuất và sử dụng; khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải hóa chất.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất hóa chất thuộc lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước khuyến khích được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Danh mục hóa chất cấm được hiểu như thế nào?

  • Tác giả: Ngô Chí Cường

  • 20-11-2020 10:46

Danh mục hóa chất cấm được hiểu như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định Danh mục hóa chất cấm là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP. Đó là:

STT

Tên hóa chất

Số CAS

Mã số HS

A

Các hóa chất độc

 

 

1

Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) alkyl

 

2931.00

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-phosphonofloridat,

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

Sarin: O-lsopropylmetylphosphonofloridat

107-44-8

2931.00

 

Soman: O-Pinacolyl metylphosphonofloridat

96-64-0

2931.00

2

Các hợp chất O-Alkyl (<C10, gồm cả cycloalkyl) N,N-dialkyl

 

2931.00

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)- phosphoramidocyanidat

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

Tabun: O-Ethyl N,N-dimetyl phosphoramidocyanidat

77-81-6

2931.00

3

Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cyclaolkyl) S-2-dialkyl

 

2930.90

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoetyl alkyl

 

 

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonothiolat và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

VX: O-Etyl S-2-diisopropylaminoetyl metyl phosphonothiolat

50782-69-9

2930.90

4

Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh (Sulfur mustards):

 

 

 

§ 2-Cloroetylchlorometylsulfit

2625-76-5

2930.90

 

§ Khí gây bỏng: Bis (2-cloroetyl) sulfit

505-60-2

2930.90

 

§  Bis (2-cloroetytthio) metan

63869-13-6

2930.90

 

§ Sesquimustard: 1,2-Bis (2-cloroetylthio) etan

3563-36-8

2930.90

 

§ 1,3-Bis (2-cloroetylthio)-n-propan

63905-10-2

2930.90

 

§ 1,4-Bis (2-cloroetylthio)-n-butan

142868-93-7

2930.90

 

§ 1,5-Bis (2-cloroetylthio)-n-pentan

142868-94-8

2930.90

 

§ Bis (2-cloroetylthiometyl) ete

63918-90-1

2930.90

 

§ Khí gây bỏng chứa Lưu Huỳnh và Oxy: Bis (2-cloroetylthioetyl) ete

63918-89-8

2930.90

5

Các hợp chất Lewisite (chứa Arsen): Lewisite 1: 2-Clorovinyldicloroarsin

541-25-3

2931.00

 

Lewisite 2: Bis (2-chlorovinyl) cloroarsin

40334-69-8

2931.00

 

Lewisite 3: Tris (2-chlorovinyl) arsine

40334-70-1

2931.00

6

Hơi cay Nitơ (nitrogen mustards): HN1: Bis (2-chloroethyl) etylamin

538-07-8

2921.19

 

HN2: Bis(2-chloroetyl)metylamin

51-75-2

2921.19

 

HN3: Tris(2-cloroetyl)amin

555-77-1

2921.19

7

Saxitoxin

35523-89-8

3002.90

8

Ricin

9009-86-3

3002.90

B

Các tiền chất

 

 

9

Các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldiflorit

 

 

 

Ví dụ: DF: Metylphosphonyldiflorit

676-99-3

2931.00

10

Các hợp chất O-Alkyl (H or <C10, gồm cả cycloalkyl) O-2-dialkyl

 

2931.00

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr)-aminoetyl alkyl

 

 

 

(Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphonit và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng

 

 

 

Ví dụ:

 

 

 

QL: O-Ethyl O-2 diisopropylaminoetyl

metylphosphonit

57856-11-8

2931.00

11

Chlorosarin: O-lsopropul metylphosphonocloridat

1445-76-7

2931.00

12

Chlorosoman: O-Pinacolyl metylphosphonocloridat

77040-57-5

2931.00

 

Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp được hiểu như thế nào?

  • Tác giả: Văn Lâm

  • 20-11-2020 10:41

Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp được hiểu như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 28/2010/TT-BCT quy định: Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điếu của Luật Hóa chất. Đó là:

STT

Tên hóa chát

Số CAS

Bộ quản lý chuyên ngành

1

2

3

4

1

Amiton; O,O-Dietyl S-[2-(dietylamino) etyl] phosphorothiolat và các muối alkyl hóa hoặc proton hóa tương ứng

78-53-5

Bộ Công Thương

2

PFIB: 1,1,3,3,3-Pentafloro-2-(triflorometyl)-1-propen

382-21-8

3

BZ: 3-Quinuclidinyl benzilat (*)

6581-06-2

4

Các hóa chất, trừ các chất đã được liệt kê tại Bảng 1, chứa 1 nguyên tử phospho liên kết với một nhóm metyl, etyl hoặc propyl (mạch thẳng hoặc nhánh) nhưng không liên kết thêm với các nguyên tử các bon khác

 

 

Ví dụ. Metylphosphonyl diclorit Dimetyl metylphosphonat

676-97-1

756-79-6

 

Ngoại trừ Fonofos; O-Etyl S-phenyl etylphosphonothiolothionate

944-22-9

5

Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) phosphoramidic dihalit

 

6

Các hợp chất Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) N,N-dialkyl (Me, Et, n-Pr haowjc i-Pr)-phosphoramidat

 

7

Arsenic triclorit

7784-34-1

8

2,2-Diphenyl-2-hydroxyacetic acid

76-93-7

9

Quinuclidin-3-ol

1619-34-7

10

Cac hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetyl-2-clorit và các muối proton hóa tương ứng

 

11

Cac hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetan-2-ol và các muối proton hóa tương ứng ngoại trừ:

 

 

N,N-Dimetylaminoetanol và các muối proton hóa chất tương ứng

108-01-0

 

N,N-Dietylaminoetanol và các muối proton hóa chất tương ứng

100-37-8

12

Các hợp chất N,N-Dialkyl (Me, Et, n-Pr hoặc i-Pr) aminoetan-20thiol và các muối proton hóa tương ứng

 

13

Thiodiglycol: Bis(2-hydroxyetyl) sulfit

111-48-8

14

Pinacolyl alocohol: 3,3-Dimetylbutan-2-ol

464-07-3

15

Phosgene: Carbonyl diclorit

75-44-5

Bộ Công Thương

16

Cyanogen cloride

506-77-4

17

Hydrogen cyanide

74-90-8

18

Chloropicrin: Trichloronitrometan

76-06-2

19

Phosphorus oxyclorit

10025-87-3

20

Phosphorus triclorit

7719-12-2

21

Phosphorus pentaclorit

10026-13-8

22

Trimetyl phosphit

121-45-9

23

Trietyl phosphit

122-52-1

24

Dimetyl phosphit

868-85-9

25

Dietyl phosphit

762-04-9

26

Sulfur monoclorit

10025-67-9

27

Sulfur dicloride

10545-99-0

28

Thionyl clorit

7719-09-7

29

Etyldiethanolamin

139-87-7

30

Metyldiethanolamin

105-59-9

31

Trietanolamin

102-71-6

32

Amônium Nitrat (hàm lượng >99,5%)

6484-52-2

33

Nhóm các vật liệu nổ công nghiệp

 

34

Aldrin

309-00-2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

35

Clordran

57-74-9

36

Dieldrin

60-57-1

37

Endrin

72-20-8

38

Heptachlor

76-44-8

39

Hexaclorobenzen

118-74-1

40

Mirex

2385-85-5

41

Toxaphen

8001-35-2

42

Polychlorinated Biphenyls

11097-69-1

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Hoạt động hóa chất được hiểu như thế nào?

  • Tác giả: Hoàng Thị Thúy

  • 20-11-2020 10:37

Hoạt động hóa chất được hiểu như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Khoản 7 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 quy định: Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.

Khoản 8 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 quy định: Sự cố hóa chất là tình trạng cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho người, tài sản và môi trường.

Khoản 9 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 quy định: Sự cố hóa chất nghiêm trọng là sự cố hóa chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại lớn, trên diện rộng cho người, tài sản, môi trường và vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của cơ sở hóa chất.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất đã được sữa đổi, bổ sung (sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2010/TT-BCT) thì: Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong ngành công nghiệp là danh mục hóa chất được quy định tại Phụ lục 1 kèm Thông tư này.

Hóa chất được hiểu như thế nào?

  • Tác giả: Đỗ Đức Du

  • 20-11-2020 10:18

Hóa chất được hiểu như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Thúy PhươngTrả lời:

Khoản 1 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 quy định: Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hợp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 quy định:

- Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.

- Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.

Khoản 4 Điều 4 luật Hóa chất năm 2007 quy định; Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đây theo nguyên tắc phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất:

- Dễ nổ;

- Ôxy hóa mạnh;

- Ăn mòn mạnh;

- Dễ cháy;

- Độc tính cấp;

- Độc mãn tính;

- Gây kích ứng với con người;

- Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;

- Gây biến đổi gen;

- Độc đối với sinh sản;

- Tích lũy sinh học;

- Ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;

- Độc hại đến môi trường.

Khoản 5 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 quy định: Hóa chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n khoản 4 Điều này. Cụ thể: Độc cấp tính; độc mãn tính; gây kích ứng với con người; gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; gây biến đổi gen; độc đối với sinh sản; tích lũy sinh học; ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy; độc hại đến môi trường.

Những ai nên tham gia hoạt động bán hàng đa cấp?

  • Tác giả: Nguyễn Văn Quản

  • 12-11-2020 07:54

Những ai nên tham gia hoạt động bán hàng đa cấp?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Bạn phải hiểu rõ bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng. Bên cạnh tiêu dùng của bản thân, nếu bạn không có khả năng bán hàng thì bạn không nên tham gia.

Hoạt động bán hàng đa cấp cũng yêu cầu bạn phải có kỹ năng tốt, ít nhất là kỹ năng giao tiếp và thuyết phục. Do đó, nếu cảm thấy bản thân không giỏi những kỹ năng này, thì bạn cần cân nhắc về khả năng thành công của mình.

Các nhà phân phối của doanh nghiệp bán hàng đa cấp thường giới thiệu và bán sản phẩm cho những người thân quen. Do dó, bạn cũng cần tính toán số lượng các mối quan hệ xã hội của mình liệu có đủ nhiều để giúp mình bán được nhiều hàng hóa hay không, hay những người thân quen của mình có phù hợp với hàng hóa của doanh nghiệp mà mình dự định tham gia hay không, ví dụ như bạn định tham gia một doanh nghiệp bán các sản phẩm đắt tiền, cao cấp trong khi các mối quan hệ của bạn chủ yếu là người có thu nhập hạn chế, thì bạn phải cân nhắc về khả năng thành công của mình.

 
 
 

Một doanh nghiệp đã được cấp GCN đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có phải là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính hay không?

  • Tác giả: Lê Quang

  • 12-11-2020 07:53

Một doanh nghiệp đã được cấp GCN đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp có phải là doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính hay không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Việc doanh nghiệp được cấp GCN chỉ thể hiện rằng doanh nghiệp đó đáp ứng các điều kiện pháp lý để hoạt động trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, không có nghĩa là doanh nghiệp đó sẽ hoạt động đúng nội dung đăng ký, đúng quy định pháp luật.

Điều này tương tự với việc có người được cấp bằng lái xe nhưng khi tham gia giao thông người đó vẫn vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

- Đã có nhiều người tham gia bán hàng đa cấp và thành công, có thu nhập cao, như vậy việc tham gia bán hàng đa cấp có thể giúp bạn thành công và có thu nhập cao?

Trả lời: Khi tham gia bán hàng đa cấp, bạn hoàn toàn có cơ hội thành công và đạt thu nhập cao. Tuy nhiên, không có nghĩa là cứ tham gia là bạn sẽ thành công, sẽ có thu nhập cao. Bạn phải hiểu rằng thu nhập cao xuất phát từ kết quả bán hàng của bạn và của những người do bạn giới thiệu. Bạn phải có năng lực bán hàng, phải làm việc tích cực, chăm chỉ, và đồng thời những người do bạn giới thiệu cũng phải làm được như bạn, khi đó bạn mới có cơ hội thành công và có thu nhập cao.

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đáng tin cậy

  • Tác giả: Xuân Môn

  • 12-11-2020 07:50

Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đáng tin cậy
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

- Chủ yếu tập trung tuyển dụng: Khi bạn được giới thiệu về một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bạn cần quan sát các hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp đó. Nếu doanh nghiệp đó chỉ chú trọng tổ chức các buổi tuyển dụng mà không tổ chức đào tạo bán hàng cho nhà phân phối thì bạn cần cẩn trọng. Đối với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không có ý nghĩa gì, không mang lại lợi ích gì nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.

- Khi tuyển dụng, doanh nghiệp bằng các cách khác nhau khiến người tham gia mua hàng hoặc đóng tiền: Khi bạn được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, bạn cần lưu ý nếu bạn phải bỏ ra một khoản tiền để mua hàng hoặc để đặt cọc. Bạn tham gia để có cơ hội sử dụng sản phẩm phù hợp với bản thân hoặc trở thành nhà phân phối để đi bán hàng cho doanh nghiệp. Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân bạn, doanh nghiệp không được tìm cách làm cho bạn phải bỏ tiền ra mua để được tham gia.

Nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính chỉ tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Công ty thu lợi nhuận từ khoản tiền này và cũng dùng khoản này để chia hoa hồng cho những người có công tuyển dụng. Những doanh nghiệp như vậy sẽ không tồn tại được khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, vì họ không chú trọng bán hàng, không có nguồn doanh thu từ việc tiêu thụ hàng hóa.

- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó bạn cần cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận. Bạn chỉ thực sự có thu nhập nếu bạn thực sự bán được hàng hóa và những người do bán giới thiệu bán được hàng hóa.

- Sản phẩm không tốt:Bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp là giới thiệu, chia sẻ về các sản phẩm chất lượng tốt để bán các sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Như vậy, nếu sản phẩm không tốt thì bạn không có gì để giới thiệu, chia sẻ và do đó bạn sẽ khó bán được hàng, khó có thể kiếm được tiền hoa hồng.

- Không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm: Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng. Do đó, một doanh nghiệp được gọi là doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm thì bạn cần suy nghĩ doanh nghiệp đó có tồn tại được lâu dài hay không, và tồn tại dựa trên nguồn doanh thu nào.

Như thế nào là doanh nghiệp bán hàng đa cấp đáng tin cậy?

  • Tác giả: Nguyễn Tiến Hải

  • 12-11-2020 07:48

Như thế nào là doanh nghiệp bán hàng đa cấp đáng tin cậy?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp đáng tin cậy trước hết phải là doanh nghiệp thực hiện việc bán hàng một cách thực chất. Tức là hoạt động cơ bản của doanh nghiệp đó phải là hoạt động bán hàng, tiêu thụ hàng hóa chứ không phải các hoạt động tuyển dụng, thu hút đầu tư... Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, thực hiện đúng chức năng bán hàng, cần phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản sau:

- Có sản phẩm tốt: Nguồn gốc ra đời của hoạt động bán hàng đa cấp xuất phát từ việc một người có một sản phẩm tốt, người đó tìm cách chia sẻ về sản phẩm tốt của mình và qua đó bán sản phẩm đó cho mọi người trong xã hội để mọi người cùng được sử dụng sản phẩm tốt đó. Chỉ khi có sản phẩm tốt thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp mới có cơ sở để giới thiệu đến người tiêu dùng và người tiêu dùng mới tin tưởng mua sản phẩm đó.

- Đào tạo nhà phân phối tốt: Nhà phân phối là những người giúp doanh nghiệp giới thiệu và bán hàng cho người tiêu dùng. Do đó, muốn thực hiện chức năng bán hàng của mình một cách tốt nhất, doanh nghiệp bán hàng đa cấp cần phải đào tạo kỹ càng cho nhà phân phối của mình để họ hiểu về sản phẩm và có kỹ năng bán hàng tốt.

- Chủ yếu tập trung bán hàng, không tập trung tuyển dụng: Hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện qua hệ thống nhà phân phối. Do đó song song với việc bán hàng, doanh nghiệp cũng phải tuyển dụng và xây dựng hệ thống nhà phân phối. Tuy nhiên, việc bán hàng phải được chú trọng hàng đầu. Việc tuyển dụng cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu bán hàng. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính phải tồn tại dựa trên doanh thu từ hoạt động bán hàng. Khi hàng hóa được tiêu thụ, doanh nghiệp có doanh thu để duy trì hoạt động đồng thời có tiền để chi trả hoa hồng cho nhà phân phối.

Bán hàng đa cấp là gì?

  • Tác giả: Dương Văn An

  • 12-11-2020 07:42

Bán hàng đa cấp là gì?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới các nhà phân phối gồm nhiều tầng, nhiều nhánh. Các nhà phân phối này được trả hoa hồng/thu nhập từ kết quả bán hàng của bản thân họ và kết quả bán hàng của những người do họ bảo trợ.

- Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng: Cần phải nhận thức rằng bán hàng đa cấp thực chất là một hình thức bán hàng, không phải là một hình thức đầu tư tìm kiếm lợi nhuận. Cũng như các hình thức bán hàng khác, bán hàng đa cấp tìm cách đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

- Việc bán hàng được thực hiện bởi các nhà phân phối: Thông thường, các doanh nghiệp bán hàng thông qua hệ thống đại lý, cửa hàng, siêu thị. Còn trong hoạt động bán hàng đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.

- Trả hoa hồng: hoa hồng thực chất là tiền công mà doanh nghiệp trả cho các nhà phân phối đã giúp doanh nghiệp phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thông thường trả hoa hồng cho các đại lý, cửa hàng thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả tiền cho nhà phân phối. Như vậy, với việc trở thành một nhà phân phối của doanh nghiệp, bạn tham gia để giúp doanh nghiệp bán hàng và được doanh nghiệp trả hoa hồng chứ không phải bạn tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.

Khi có xảy ra tranh chấp người tiêu dùng có thể khiếu nại tới cơ quan nào?

  • Tác giả: Nguyễn Lợi

  • 11-11-2020 15:17

Khi có xảy ra tranh chấp người tiêu dùng có thể khiếu nại tới cơ quan nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khi có xảy ra tranh chấp trong hoạt động khuyến mại của thương nhân, người tiêu dùng có thể khiếu nại tới các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại bao gồm Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng khác có liên quan. 33. Cơ quan nào là cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng? Trả lời: Điều 47 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

 

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại thương nhân có thể liên lạc với cơ quan nào để được hướng dẫn chi tiết?

  • Tác giả: Quốc Dũng

  • 11-11-2020 15:16

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại thương nhân có thể liên lạc với cơ quan nào để được hướng dẫn chi tiết?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Trước khi thực hiện chương trình khuyến mại, thương nhân có thể liên lạc với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại để được hướng dẫn chi tiết. Cụ thể: thương nhân có thể liên lạc trực tiếp với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố - bộ phận quản lý về lĩnh vực thương mại hoặc liên lạc với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương

Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý theo quy định nào? Hình thức xử lý là như thế nào?

  • Tác giả: Trần Văn

  • 11-11-2020 15:13

Các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị xử lý theo quy định nào? Hình thức xử lý là như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Theo quy định Điều 46 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động khuyến mại sau đây: - Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng; - Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; - Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại; - Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình; - Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có quy định cấm. Theo quy định Điều 36 Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện một trong các hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu việc khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thuộc một trong các trường hợp sau : - Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; - Quy mô tổ chức khuyến mại thuộc phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Ngoài việc bị phạt tiền nêu trên, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: - Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; - Buộc cải chính công khai

Các Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được phép thực hiện các chương trình khuyến mại không?

  • Tác giả: Phan Văn Mã

  • 11-11-2020 15:11

Các Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có được phép thực hiện các chương trình khuyến mại không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khoản 3 Điều 48 Luật Cạnh tranh và khoản 6 Điều 7 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp quy định Doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm “Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”. Vì vậy, doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được thực hiện các chương trình khuyến mại có đối tượng khách hàng của chương trình là người tham gia bán hàng đa cấp. Trên thực tế, theo phương thức bán hàng đa cấp thì chính người tham gia bán hàng đa cấp cũng có thể là người tiêu dùng. Vì vậy, khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện khuyến mại cho đối tượng là người tiêu dùng thì trong số khách hàng là người tiêu dùng cũng sẽ có thể bao gồm cả những người tham gia bán hàng đa cấp thuộc mạng lưới của doanh nghiệp. Do đó, về cơ bản các doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ khó có thể thực hiện được các chương trình khuyến mại theo đúng quy định của pháp luật. 

Các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ có được thực hiện các chương trình khuyến mại không? Thực hiện như thế nào?

  • Tác giả: Hoàng Duy

  • 11-11-2020 15:09

Các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ có được thực hiện các chương trình khuyến mại không? Thực hiện như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ nếu thuộc đối tượng là các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Thương mại (không phải là thương nhân) thì vẫn được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP như thương nhân, trừ các hoạt động được quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 34 và Điều 36 Nghị định này. Tuy nhiên, các đối tượng này khi thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại không bị pháp luật quy định phải thực hiện các thủ tục hành chính như đối với thương nhân.

Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm: sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài các quy định về thì phải thực hiện theo các quy định nào?

  • Tác giả: Hoàng Thị Thúy

  • 11-11-2020 15:06

Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm: sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ngoài các quy định về thì phải thực hiện theo các quy định nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại cho các sản phẩm: sữa, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thì ngoài các quy định về khuyến mại tại Luật thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Thông tư số 07/TTLT-BTM-BTC thì thương nhân cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực chuyên ngành.

Chi nhánh của thương nhân có được phép thực hiện khuyến mại không?

  • Tác giả: Phạm Viết Thanh

  • 11-11-2020 15:03

Chi nhánh của thương nhân có được phép thực hiện khuyến mại không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Khoản 7 Điều 19 Luật Thương mại quy định: “Chi nhánh có quyền thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác (bao gồm xúc tiến thương mại) phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia”. Khoản 1 Điều 91 Luật Thương mại quy định: “Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho mình”. Như vậy, Chi nhánh của thương nhân được phép thực hiện khuyến mại cho hàng hóa chi nhánh trực tiếp sản xuất/ nhập khẩu hoặc dịch vụ chi nhánh trực tiếp cung ứng. 

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không? Nếu giá trị giải thưởng không được quy định cụ thể thì trong trường hợp có giải thưởng không có người trúng thưởng, thương nhân sẽ phải trích nộp 50% vào Ngân sách như thế nào?

  • Tác giả: Võ Thị Ánh

  • 11-11-2020 15:00

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không? Nếu giá trị giải thưởng không được quy định cụ thể thì trong trường hợp có giải thưởng không có người trúng thưởng, thương nhân sẽ phải trích nộp 50% vào Ngân sách như thế nào?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP, giá trị giải thưởng (giá trị hàng hóa, dịch vụ dung để khuyến mại) là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Như vậy, việc xác định giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại đã được pháp luật quy định cụ thể. Thương nhân khi công bố giá trị giải thưởng của các chương trình khuyến mại có trách nhiệm căn cứ theo các quy định nêu trên để xác định giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại. Trên thực tế, có một số chương trình khuyến mại mang tính may rủi có những trường hợp giải thưởng không xác định trước giá trị tuyệt đối mà việc xác định giá trị tuyệt đối của giải thưởng sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng. Trong các trường hợp này, sau khi xác định các điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng thì thương nhân sẽ phải có trách nhiệm công bố chính xác giá trị tuyệt đối của giải thưởng theo đúng quy định của pháp luật và Thể lệ chương trình khuyến mại đã nêu. Việc trích nộp 50% trị giá giải thưởng đã công bố của chương trình khuyến vào Ngân sách nhà nước (nếu có giải thưởng không có người trúng thưởng) cũng sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Một số hình thức khuyến mại không bị pháp luật quy định hạn chế về thời gian thì thương nhân thực hiện như thế nào? Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại trong nhiều năm thì mỗi năm có phải thông báo một lần không?

  • Tác giả: Lê Tiến Châu

  • 11-11-2020 14:54

Một số hình thức khuyến mại không bị pháp luật quy định hạn chế về thời gian thì thương nhân thực hiện như thế nào? Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại trong nhiều năm thì mỗi năm có phải thông báo một lần không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Hiện nay, ngoại trừ hình thức khuyến mại giảm giá và hình thức khuyến mại mang tính may rủi bị quy định hạn chế về thời gian thực hiện khuyến mại trong một chương trình khuyến mại và hạn chế về tổng thời gian thực hiện khuyến mại trong một năm thì các hình thức khuyến mại còn lại không bị quy định hạn chế về thời gian thực hiện. Do vậy, thương nhân khi thực hiện các hình thức khuyến mại này không bại hạn chế về thời gian khuyến mại nhưng cần phải thực hiện theo đúng các quy định về khuyến mại tại Luật Thương mại, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, Thông tư số 07/2007/TTLT-BTC-BTM và các quy định khác có liên quan của pháp luật hiện hành. Căn cứ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP, thương nhân trước khi thực hiện mỗi một chương trình khuyến mại Một số trường hợp thương nhân thực hiện một khuyến mại có trách nhiệm phải thông báo/ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có thẩm quyền. Vì vậy, dù thực hiện khuyến mại trong nhiều năm thì trước mỗi chương trình khuyến mại thương nhân vẫn phải thực hiện thủ tục thông báo/đăng ký thực hiện khuyến mại theo đúng quy định hiện hành. 

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không?

  • Tác giả: Đoàn Ngọc Thy

  • 11-11-2020 14:49

Giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại có phải quy định cụ thể không?
Thông tin chi tiết

Ngày trả lời:

Trả lời:

Nếu giá trị giải thưởng không được quy định cụ thể thì trong trường hợp có giải thưởng không có người trúng thưởng, thương nhân sẽ phải trích nộp 50% vào Ngân sách như thế nào? Trả lời: Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP, giá trị giải thưởng (giá trị hàng hóa, dịch vụ dung để khuyến mại) là chi phí mà thương nhân thực hiện khuyến mại bỏ ra để có được hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, chi phí này được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, chi phí này được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Như vậy, việc xác định giá trị giải thưởng trong các chương trình khuyến mại đã được pháp luật quy định cụ thể. Thương nhân khi công bố giá trị giải thưởng của các chương trình khuyến mại có trách nhiệm căn cứ theo các quy định nêu trên để xác định giá trị giải thưởng của chương trình khuyến mại. Trên thực tế, có một số chương trình khuyến mại mang tính may rủi có những trường hợp giải thưởng không xác định trước giá trị tuyệt đối mà việc xác định giá trị tuyệt đối của giải thưởng sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng. Trong các trường hợp này, sau khi xác định các điều kiện cụ thể khi khách hàng trúng thưởng thì thương nhân sẽ phải có trách nhiệm công bố chính xác giá trị tuyệt đối của giải thưởng theo đúng quy định của pháp luật và Thể lệ chương trình khuyến mại đã nêu. Việc trích nộp 50% trị giá giải thưởng đã công bố của chương trình khuyến vào Ngân sách nhà nước (nếu có giải thưởng không có người trúng thưởng) cũng sẽ được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.

Thống kê truy cập

Đang truy cập:488

Tổng truy cập: 17936600